Trong bài phát biểu chính tại sự kiện Diễn đàn Vành đai và Con đường vì Hợp tác Quốc tế tại Bắc Kinh sáng 14/5, Chủ tịch Tập nói rằng sáng kiến này của ông sẽ “phục vụ cho lợi ích của tất cả các quốc gia”. Ông kêu gọi các nước tham gia sáng kiến đóng góp để chống lại chủ nghĩa bảo hộ trên thế giới.
South China Morning Post cho biết về phía Trung Quốc, Quỹ Con đường Tơ lụa Trung Quốc sẽ đóng góp thêm 100 tỷ nhân dân tệ vào sáng kiến “Vành đai và Con đường”, các ngân hàng Trung Quốc góp 300 tỷ nhân dân tệ, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc góp 250 tỷ nhân dân tệ và Ngân hàng Xuất nhập khẩu thêm 130 tỷ nhân dân tệ.
ad2
ad2Chủ tịch Tập Cận Bình trong bài phát biểu khai mạc diễn đàn. Ảnh: Reuters. |
Theo lời hứa của Chủ tịch Tập, tổng giá trị đóng góp từ các định chế tài chính của Trung Quốc vào sáng kiến này giá trị khoảng 780 tỷ nhân dân tệ, tương đương 113 tỷ USD.
Trong một diễn văn đầy lãng mạn, chủ tịch Trung Quốc đã miêu tả sáng kiến “Vành đai và Con đường” là bước đi đúng đắn hướng đến tương lai “hạnh phúc, hòa bình và hòa hợp”.
Ông Tập nói rằng kế hoạch này không nhằm mở ra một tuyến đường hoàn toàn mới mà sẽ kết nối một cách chiến lược các kế hoạch sẵn có, bao gồm các kế hoạch của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Mông Cổ và Việt Nam.
“Sáng kiến ‘Vành đai và Con đường’ sẽ không lặp lại phương thức cũ của các trò chơi địa chính trị mà nhằm đạt đến sự hợp tác các bên cùng có lợi”, ông Tập nói.
“Nó sẽ không thiết lập một nhóm nhỏ nhằm hạ thấp sự ổn định, thay vì đó sẽ vươn đến việc tạo ra một gia đình hòa hợp”.
Hội nghị về “Vành đai và Con đường” khai mạc ngày 14/5 tại Bắc Kinh. Tham dự hội nghị có lãnh đạo từ 29 quốc gia và khu vực, bao gồm Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và Cố vấn nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi. Mỹ cũng gửi một phái đoàn tham gia hội nghị, dẫn đầu phái đoàn là Matt Pottinger, trợ lý đặc biệt của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Tổng thống Putin đến Bắc Kinh tham dự diễn đàn. Ảnh: Reuters. |
“Vành đai và Con đường” là sáng kiến do Chủ tịch Tập khởi xướng năm 2013, tập trung vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng và thúc đẩy giao thương giữa các quốc gia Á, Âu và Phi. Dự án này được các quốc gia đang cần nguồn vốn đầu tư vào hạ tầng hưởng ứng nhưng lại gây ra quan ngại cho các nước như Nga, Mỹ và Ấn Độ trước nguy cơ Bắc Kinh tăng cường ảnh hưởng trong khu vực và trên thế giới.
Ấn Độ chỉ cử quan chức lãnh sự cấp địa phương và một số học giả đến diễn đàn lần này.
“Vành đai và Con đường” cũng bị nhiều người chỉ trích vì định nghĩa mơ hồ, thiếu các dự án cụ thể lẫn nguồn vốn từ các định chế tài chính bên ngoài Trung Quốc. Dù vậy, một số chuyên gia cho rằng diễn đàn lần này sẽ vẫn được xem là một thành tựu ngoại giao cho Trung Quốc dù hiệu quả của sáng kiến vẫn chưa rõ ràng.
Các nước lớn thờ ơ với hội nghị ‘Con đường tơ lụa mới’ của TQChỉ một nước lớn phương Tây sẽ tham dự sự kiện ngoại giao quan trọng nhất năm của Trung Quốc, hội nghị bàn về chiến lược “Một vành đai, Một con đường” diễn ra vào tháng tới. |
Chủ tịch nước: Việt Nam đặc biệt coi trọng hợp tác với Trung QuốcChủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định Việt Nam đặc biệt coi trọng và ưu tiên thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư với Trung Quốc. |